Khi có nhiều người vẫn đang dùng những chiếc cốc nhựa để uống, để vứt đi và để…xả rác ra môi trường, thì lại có một nhiếp ảnh gia đã tái chế 18.000 chiếc cốc nhựa đó để mang đến một kiệt tác đẹp kỳ vĩ khiến bất cứ ai cũng phải choáng váng. 

Ô nhiễm môi trường, rác thải ở mức đáng báo động là vấn nạn chung của toàn thế giới. Và có rất nhiều chiến dịch bảo vệ môi trường, tái chế rác thải đã được ra đời để góp phần giải quyết vấn nạn nhức nhối này. Mới nhất là trào lưu dọn rác – #ChallengeForChange bắt nguồn từ một anh chàng người Mỹ với tài khoản facebook là Byron Roman đã lan tỏa trên rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

trào lưu dọn rác việt nam
#ChallengeForChange đã xuất hiện ở Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Còn ở một nơi khác, đất nước được mệnh danh là “sạch nhất” thế giới – Singapore thì một nghệ sĩ trẻ Benjamin Von Wong đã tự thử thách mình với 18 nghìn chiếc cốc nhựa để tái chế và tạo lên một hang động pha lê đẹp tuyệt vời sẽ khiến cho bất cứ tín đồ sống ảo nào cũng phải “chết ngất”.

Benjamin Von Wong: Nghệ sĩ thị giác với đam mê về thảm họa môi trường

Cộng đồng mạng trên toàn thế giới, đặc biệt là những người yêu thích nghệ thuật đương đại, nghệ thuật siêu thực hay những ý tưởng độc đáo, có phần điên rồ, đều đã từng nghe đến cái tên Benjamin Von Wong. Anh là một nghệ sĩ thị giác, một nhiếp ảnh gia với những tác phẩm mang tính chất cộng đồng rộng lớn, thường xoáy sâu vào đề tài môi trường, thảm họa môi trường.

benjamin von wong
Von Wong là một nghệ sĩ thị giác nổi tiếng với những tác phẩm nghệ thuật đồ sộ về thảm họa môi trường. (Ảnh: Internet)

Von Wong đã lựa chọn một cách thức thể hiện nghệ thuật khá khác lạ và tốn công sức hơn nhiều người khác, đó là tạo lên những tác phẩm siêu thực đồ sộ với chất liệu từ rác thải công nghiệp, rác thải nhựa…hay bất cứ loại chất liệu nào mà con người đã và đang hàng ngày xả ra để “đầu độc” môi trường. Có thể kể tới những tác phẩm tiêu biểu nhất của Von Wong như Hậu Tận Thế với 1845kg chất thải công nghiệp, hay Nàng Tiên Cá mắc kẹt giữa 10.000 chai nhựa…

Hậu Tận Thế Von Wong
Tác phẩm Hậu Tận Thế vô cùng đồ sộ được làm từ hơn 1.800 tấn rác thải. (Ảnh: Internet)
tác phẩm Nàng Tiên Cá Von Wong
Nàng Tiên Cá mắc kẹt giữa đại dương 10.000 chai nhựa và phía dưới là “chàng tiên cá” Benjamin. (Ảnh: Internet)

Tại Việt Nam, người dân thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có dịp được tiếp xúc với nghệ thuật của Benjamin Von Wong khi anh đã lựa chọn trung tâm thương mại Estella Place để trưng bày ý tưởng Rẽ Sóng Biển Nhựa được tạo lên từ 168.000 chiếc ống hút nhựa của mình.

Rẽ Sóng Biển Nhựa Von Wong
Tác phẩm Rẽ Sóng Biển Nhựa của Von Wong được trưng bày tại tp Hồ Chí Minh. (Ảnh: Internet)

Hang động pha lê đẹp huyền bí với 18.000 cốc nhựa

Dự án lần này Von Wong sử dụng con số khiêm tốn hơn, chỉ với 18.000 chiếc cốc nhựa sử dụng 1 lần, anh cùng những người bạn của mình mong muốn có thể…rẽ sóng lên bờ và tạo lên một hang động tuyệt đẹp với ánh sáng pha lê huyền ảo.

Quá trình thực hiện dự án này mất khoảng 2 tuần ngày, trong đó 1 ngày rưỡi là Ben cùng nhóm tình nguyện của mình đi thu gom 18.000 chiếc cốc nhựa từ 24 trung tâm thương mại ở khắp Singapore. Sau đó họ mất thêm 2 ngày để phân loại và rửa sạch những chiếc cốc này trước khi bắt tay vào phần tạo hình.

hang động pha lê từ 18 nghìn cốc nhựa
Von Wong và nhóm tình nguyện thu thập 18.000 chiếc cốc nhựa tại Singapore để thực hiên dự án. (Ảnh: Internet)

Benjamin Von Wong đã nhờ đến sự hỗ trợ của vũ công múa Jialin Neo làm người mẫu trong việc kiểm tra ánh sáng cho mô hình hang động pha lê bằng cốc nhựa của mình. Công việc lắp ráp mô hình này mất một tuần và thành quả thực sự khiến không chỉ các khán giả chiêm ngưỡng mà bản thân tác giả cũng phải ngỡ ngàng vì vẻ đẹp diệu kỳ của nó.

hang động pha lê từ 18 nghìn cốc nhựa
Quá trình thiết kế tác phẩm này diễn ra trong 1 tuần và thành quả thật đáng kinh ngạc. (Ảnh: Internet)

Để mang đến khung cảnh lung linh huyền ảo cho tác phẩm này, Benjamin Von Wong đã sử dụng hệ thống đèn LED bóng nhỏ lồng trong cốc nhựa. Và với một vài hiệu ứng, kỹ thuật chụp hình thì tác phẩm đồ sộ này có thể biến hóa từ đại dương bong bóng đến hang động pha lê rồi thậm chí là cả dải ngân hà rực rỡ… theo ý muốn.

hang động pha lê từ 18 nghìn cốc nhựa
Khung cảnh Hang Động Pha Lê từ cốc nhựa đẹp đến ngỡ ngàng. (Ảnh: Internet)
hang động pha lê từ 18 nghìn cốc nhựa
Hay nó có thể biến hóa thành đại dương bong bóng lung linh không kém. (Ảnh: Internet)

Dự án hang động pha lê từ 18.000 chiếc cốc nhựa của Benjamin Von Wong có tên gọi chính thức là #Plastikophobia. Plastikophobia là một thuật ngữ mới được sáng tạo ra nhằm chỉ hội chứng ác cảm với đồ nhựa nói chung và đồ nhựa sử dụng 1 lần nói riêng. Và Benjamin Von Wong đã sử dụng thuật ngữ này, cùng tác phẩm nghệ thuật của mình để nhằm mục đích truyền tải ý nghĩa của việc hạn chế đồ nhựa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của những người xung quanh. Và đương nhiên là để giúp những tín đồ sống ảo có được những bức ảnh thật đẹp nữa.

hang động pha lê từ 18 nghìn cốc nhựa
Những bức ảnh chụp từ tác phẩm Plastikophobia khiến bất cứ ai cũng phải ghen tị. (Ảnh: Internet)

Hiện tại tác phẩm Plastikophobia đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Sustainable Singapore tại Marina Barrage. Nếu bạn đang ở Singapore hoặc có cơ hội đi du lịch ở đây từ nay đến ngày 18/4/2019 thì hãy note ngay địa chỉ này để tới tham quan và chiêm ngưỡng “hang động pha lê” kỳ diệu này nhé.

Và đừng quên nhấn theo dõi BlogAnChoi để cập nhật các tin tức xã hội, tin tức giải trí mới lạ và hấp dẫn nhất bạn nhé!

Xem thêm

Đậu phụ lông là gì? Món đặc sản “kỳ dị” của ẩm thực Trung Quốc

Đậu phụ lông nghe có vẻ hơi kỳ dị, nhưng món ăn này lại được coi là đặc sản của Trung Quốc. Hãy cùng khám phá những điều thú vị về đậu phụ lông và cách làm ra món ăn độc đáo này nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận